Chắc hẳn ai khi có ý định học tiếng Đức đều có chung thắc mắc “Học tiếng Đức có khó không?” và “Học tiếng Đức thế nào cho hiệu quả?”. Tiếng Đức thuộc top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới và để học được cần có lộ trình bài bản và sự chăm chỉ nhất định. Cùng đọc ngay bài viết bên dưới của biendichvien.com để hiểu thêm về Đức cũng như một số tip hay ho trong quá trình học nhé!
Độ khó của tiếng Đức đối với người mới bắt đầu học
Khác với tiếng Anh, tiếng Đức khá xa lạ với người Việt nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ này cũng gặp nhiều hạn chế, bất lợi. Để trả lời thắc mắc “Học tiếng Đức có khó không?” chi tiết nhất thì cùng đi phân tích về từ vựng, cách phát âm cũng như ngữ pháp của nó.
Về từ vựng
Từ vựng tiếng Đức được đánh giá là khá dài và khó nhớ so với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Ví dụ như từ “Aufmerksamkeitsdefizit-Hyperaktivitätsstörung” được xem là dài nhất tiếng Đức và rất khó nhớ với người nước ngoài. Tuy nhiên, một mẹo để nhớ các từ kể cả ngắn dài là bạn hãy phân tích cấu tạo của chúng.
Lấy ví dụ một từ Busfahrer (tài xế xe buýt) sẽ gồm có hai phần là bus và fahrer. Hai từ đơn khi ghép lại với nhau sẽ tạo thành từ ghép với nghĩa mói. Đa số các từ vựng Đức đều có cấu tạo như vậy. Do đó, nếu bạn quên nghĩa từ vựng thì hãy phân tích cấu tạo xem từng phần có nghĩa gì và khi ghép lại sẽ dễ tìm được nghĩa chính xác.
Về phát âm
Người Đức sử dụng bảng chữ cái Alphabet vô cùng quen thuộc với người Việt và có cách phát vô cùng logic. Mỗi một chữ cái hay cả nhóm chữ sẽ được phát âm giống hệt nhau dù chúng ở vị trí nào trong một từ. Trừ một âm đặc biệt thì tiếng Đức có cách ghép vần khá giống tiếng Việt nên người Việt dễ học hơn.
Về ngữ pháp
Ngữ pháp tiếng Đức khá rắc rối và phức tạp, những ai khi mới bắt đầu học cũng đều dễ chán và mất nhiều thời gian để làm quen.
- Câu trúc câu
Khung ngữ pháp của tiếng Đức gồm nhiều lớp câu, tầng câu để tạo thành câu phức đôi. Dù bạn có thể giao tiếp tiếng Đức một cách thành thạo nhưng cũng chưa chắc hiểu hết ý nghĩa của những câu văn phức tạp. Do vậy kiến thức về cấu trúc câu vô cùng quan trọng nếu bạn muốn nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức để học tiếng Đức nhanh chóng hơn.
- Động từ
Nhiều người nhận định động từ trong tiếng Đức khá khó, bởi có một số từ chỉ dành cho người hoặc động vật, cây cỏ. Ví dụ như từ “essen” là động từ ăn chỉ dành cho người, vật sẽ dùng từ “fressen”.
- Danh từ
Danh từ trong tiếng Đức có thể ghép lại để tạo thành nhiều loại từ khác nhau. Danh từ dài nhất hiện nay đã lên tới 63 chữ cái tất cả nên không hề dễ dàng với người mới học.
- Tính từ
Tương tự như tiếng Anh, tính từ trong tiếng Đức cũng sẽ đứng trước danh từ mà nó mô tả. Ngoài ra, tính từ cũng sẽ biến đổi tùy thuộc vào cách của danh từ mà nó đi kèm.
Với những phân tích trên, có thể trả lời cho thắc mắc “Học tiếng Đức có khó không?” là có. Tuy nhiên, mức độ khó không cao và không hề hóc búa như nhiều người vẫn tưởng tượng. Thực tế, có khoảng hơn 40% từ vựng tiếng Đức có cách phát âm và viết tương tự với tiếng Anh. Thêm vào đó, tiếng Đức và tiếng Anh đều thuộc một ngữ hệ và có tới 80% các cụm từ tiếng Anh thông dụng đều bắt nguồn từ tiếng Đức. Chính vì vậy, với những ai đã quá quen thuộc tiếng Anh thì học sang tiếng Đức sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Khó khăn thường hay gặp phải với mỗi kỹ năng trong tiếng Đức
Mỗi người sẽ có những khó khăn khác nhau khi học tiếng Đức, bạn cần tìm rõ vấn đề ở đâu để tìm ra cách khắc phục. Dưới đây là tổng hợp một số khó khăn khi học kỹ năng nghe nói, đọc viết của tiếng Đức mà bạn có thể gặp phải:
Kỹ năng nghe nói
Nghe nói là kỹ năng luôn khiến người học chán nản nhất vì không khó để thành thạo. Người học có thể đối mặt với một số vấn đề sau khi học kỹ năng nghe nói:
- Tốc độ và cách phát âm người bản ngữ: Các files trong giáo trình đều là giọng chuẩn và ít khi có tạp âm hoặc tốc độ nhanh. Do vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Đức hoặc làm bài thi, bạn sẽ thấy khó khi phải liên kết câu, bắt từ hay theo kịp tốc độ của người nói.
- Cách phát âm khác biệt: Người nói tiếng Đức ở các địa phương khác nhau cũng sẽ có cách phát âm và dùng từ khác nhau. Nếu người học không nắm được cách phát âm chính xác ngay từ đầu thì hầu như nghe sẽ không hiểu gì.
- Khó khăn về ngữ cảnh và ngữ điệu: Cùng là một từ, sử dụng trong hoàn cảnh khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Ngoài học tiếng Đức trên lớp thì bạn còn cần chủ động nghe nhiều và đọc nhiều hơn qua các đầu sách báo, truyện.
Kỹ năng đọc viết
Việc học tiếng Đức có khó không cũng gặp khá nhiều ở kỹ năng đọc viết với những vấn đề chủ yếu sau:
- Đọc hiểu văn bản tiếng Đức: Tiếng Đức có nhiều từ vựng đa dạng và có thể có các từ ghép dài nên đòi hỏi ở người học sự chú ý và kiên nhẫn để hiểu hết nghĩa của chúng.
- Kiến thức về cấu trúc câu: Như đã nói cấu trúc câu của tiếng Đức không hề đơn giản. Khi bạn không nắm rõ ngữ pháp thì dù có hiểu nghĩa của từng từ trong câu vẫn có thể hiểu sai nghĩa của câu.
7 bí quyết chinh phục tiếng Đức nhanh chóng
Để giảm bớt nỗi lo lắng “Học tiếng Đức có khó không?” thì việc nắm bắt các bí kíp là vô cùng quan trọng. Sau đây là 7 phương pháp học tiếng Đức hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp cho bạn tham khảo và lưu lại để áp dụng:
Giữ vững tinh thần tốt
Nếu như bạn có một tinh thần tốt và suy nghĩ tích cực trong suốt quá trình học thì bạn sẽ giảm bớt nỗi lo “Học tiếng Đức có khó không?” một cách đáng kể. Tinh thần lạc quan và niềm đam mê là động lực để bạn cố gắng học và đạt được kết quả mong muốn.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Xác định mục tiêu là yếu tố tiếp theo giúp bạn cải thiện được khả năng học tiếng Đức của mình. Hãy đặt ra những câu hỏi như học tiếng Đức để làm gì hay mục tiêu điểm bao nhiêu và trả lời chúng một cách cụ thể. Có như vậy bạn mới nhanh chóng đặt ra kế hoạch phù hợp để cố gắng phấn đấu.
Lựa chọn giáo trình phù hợp
Trên thị trường không khó để kiếm giáo trình tiếng Đức nhưng không phải cuốn sách nào cũng phù hợp với đa số. Khi đã chọn được cuốn giáo trình ưng ý thì hãy liên tục sử dụng nó và không thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện kỹ năng và giảm thiểu nguy cơ chán nản khi phải tiếp thu nhiều đầu sách một lúc.
Thường xuyên tương tác với giáo viên
Bí kíp tiếp theo để giảm nỗi lo “Học tiếng Đức có khó không?” là thường xuyên tương tác với giáo viên. Nếu bạn học với giáo viên người bản xứ thì đây là cơ hội vô cùng tuyệt vời để chia sẻ và nhờ họ hỗ trợ về các vấn đề đang mắc phải. Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với người nước ngoài cũng như sửa được một số lỗi phát âm cơ bản.
Hoặc nếu bạn sợ học với người bản xứ ngay từ đầu sẽ khó khăn thì có thể chọn các giáo viên Việt tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Đức. Đây là lựa chọn phù hợp cho những bạn có mục đích học để thi lấy các chứng chỉ ngôn ngữ.
Học theo phương pháp nghe và bắt chước
Nghe và bắt chước là phương pháp học tiếng Đức được rất nhiều người khuyên nên áp dụng để luyện tâm khi phát âm. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện kỹ năng nói mà còn khiến bạn trở nên linh hoạt hơn khi giao tiếp với mọi người.
Thực hành nói thường xuyên
Đừng sợ nói sai rồi xấu hổ mà không thực hành nói thường xuyên. Quan trọng là bạn có thể cải thiện ngữ âm và nói chính xác hơn ở lần sau. Hãy tìm kiếm cho mình môi trường phù hợp để rèn luyện giao tiếp kết hợp với việc xem video, phim tiếng Đức để trau dồi vốn từ vựng.
Thử học theo nhóm
Học một mình đôi lúc bạn sẽ cảm thấy chán nản và không lực như ban đầu. Lời khuyên là hãy thử rủ một vài bạn để lập thành nhóm học tập và cùng theo đuổi một mục tiêu chung. Điều này sẽ tạo cho bạn động lực học tập và cơ hội đạt kết quả cao hơn.
Có thể thấy, tiếng Đức là một xu hướng ngày càng được ưa chuộng bởi nó giúp mang đến cơ hội học tập và làm việc lớn. Hy vọng qua bài viết trên của biendichvien.com đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và giải quyết nỗi lo “Học tiếng Đức có khó không?”. Chúc bạn sớm tìm được lộ trình học tập phù hợp và đạt thành quả như mong muốn!