Muốn Làm Phiên Dịch Viên Thì Học Ngành Gì? Lương Cao Không?

Muốn Làm Phiên Dịch Viên Thì Học Ngành Gì?

Công việc phiên dịch viên là công việc không còn xa lạ trong thời đại giao thoa văn hóa như hiện nay. Với mức độ làm việc của một phiên dịch viên đòi hỏi những yêu cầu và kỹ năng đặc biệt để có thể làm được công việc này. Tuy nhiên không ít người vẫn chưa nắm rõ được chi tiết và các tiêu chuẩn của công việc này như thế nào? Rất nhiều người băn khoăn rằng muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì? Phiên dịch viên tiếng nào ít cạnh tranh và lương cao hơn? Vì vậy mà biendichvien.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về công việc đầy thú vị trong bài viết này.

Vai trò của phiên dịch viên 

Phiên dịch viên đóng vai trò vô cùng quan trọng  trong việc nối kết giao tiếp giữa những người nói ngôn ngữ khác nhau một cách hiệu quả. Bằng cách chuyển đổi ngôn ngữ một cách chính xác, phiên dịch viên đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải một cách đầy đủ và rõ ràng mà không gặp phải hiểu lầm hoặc sai sót.

Phiên dịch viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hội nghị
Phiên dịch viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hội nghị

Ngoài ra, phiên dịch viên còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa các cộng đồng, giúp thúc đẩy sự hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia vào các hoạt động như hội nghị, hội thảo, và thương mại quốc tế. Bằng cách hỗ trợ giao tiếp hiệu quả và đạt được sự đồng thuận, họ cũng góp phần vào việc tăng cường giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các quốc gia.

Đồng thời, vai trò của phiên dịch viên cũng nằm ở việc truyền tải thông tin một cách chính xác và hiệu quả đến nhiều đối tượng khác nhau, bằng cách phiên dịch các tài liệu, bài phát biểu, và video sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều này giúp mọi người có thể tiếp cận thông tin cần thiết, bất kể ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là gì.

Công việc của một phiên dịch viên cần làm những công việc gì?

Nhiệm vụ chính của phiên dịch viên vẫn tập trung vào việc chuyển đổi từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B. Ngoài ra, phiên dịch viên cũng có những công việc khác như:

  • Truyền đạt nội dung và thông tin từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích một cách hiệu quả.
  • Bảo toàn phong cách của ngôn ngữ gốc trong quá trình phiên dịch.
  • Diễn giải thông điệp một cách chính xác, rõ ràng và nhanh chóng.
  • Sử dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực phiên dịch để truyền đạt thông điệp một cách chính xác và gần gũi nhất với nguyên bản.
  • Tham gia vào các cuộc họp của công ty để thực hiện các nhiệm vụ phiên dịch.
  • Gặp gỡ và đàm phán với khách hàng và đối tác.

Những loại hình phiên dịch viên mà bạn nên biết

Trước khi giải đáp câu hỏi muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì? Thì bạn phải nắm rõ được các hình thức của một phiên dịch viên hiện nay được thể hiện như sau:

Phiên dịch cabin là một trong những loại hình phiên dịch phổ biến
Phiên dịch cabin là một trong những loại hình phiên dịch phổ biến
  • Phiên dịch song song, còn được biết đến với tên gọi dịch cabin là một hình thức phiên dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng. Người dịch phải nhớ thông tin từ ngôn ngữ gốc mà người nói đang sử dụng và dịch sang ngôn ngữ của người nghe ngay lập tức.
  • Phiên dịch nối tiếp đòi hỏi phiên dịch viên chuyển sang ngôn ngữ mới sau khi người nói hoàn thành thông tin (thường là từ 1-5 phút). Họ phải ghi chú kỹ lưỡng để nhớ tất cả ý chính và truyền đạt thông tin một cách chính xác.
  • Phiên dịch tiếp cận là hình thức phổ biến nhất, thường diễn ra trong các cuộc họp đàm phán nhỏ khi một phiên dịch viên chuyển đổi ngôn ngữ qua lại.
  • Phiên dịch tiếp sức xảy ra trong các cuộc họp đa ngôn ngữ, khi mà các ngôn ngữ khác nhau được sử dụng. Mỗi người dịch ở mỗi cabin chuyển đổi sang ngôn ngữ tiếp theo. Dễ hiểu như trong cuộc họp có đoàn đại biểu nói tiếng Bồ đào nha, phiên dịch viên tiếng Bồ phải dịch sang tiếng Anh. Cùng lúc đó phiên dịch viên tiếng Pháp, Campuchia phải dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ của họ.
  • Phiên dịch thầm cũng giống như phiên dịch song song, nhưng dành cho một nhóm nhỏ và người dịch nói thầm vào tai người nghe.
  • Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là chuyển đổi giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu. Đối tượng ở đây đó là những người đặc biệt mất khả năng nghe và nói.

Cần kỹ năng như thế nào để trở thành một phiên dịch viên giỏi?

Để có thể bám trụ trong ngành dịch thuật, đối với ngành phiên dịch cần có các kỹ năng đặc biệt để trở thành một phiên dịch viên tài năng. Dưới đây là các kỹ năng cần có đóng vai trò quan trọng của một phiên dịch viên:

  • Sự say mê với ngoại ngữ và khả năng sáng tạo trong lựa chọn từ ngữ là yếu tố quyết định. Trong việc theo đuổi sự nghiệp phiên dịch, người phiên dịch cần có đam mê với ngôn ngữ. Họ sẽ phải làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau và niềm đam mê này sẽ là nguồn động viên quan trọng khi họ đối mặt với áp lực công việc. Hơn nữa, khả năng linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ là điểm cần thiết để chuyển đổi thông tin một cách chính xác. Sự giàu có về từ vựng sẽ hỗ trợ phiên dịch diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng và chính xác nhất.
  • Kỹ năng truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng là quan trọng. Đây là một kỹ năng then chốt mà phiên dịch viên cần liên tục rèn luyện. Họ phải hiểu được bản chất của ngôn ngữ gốc và sau đó truyền đạt nó sang ngôn ngữ đích. Thông điệp trong ngôn ngữ đích cần phải mang lại ý nghĩa tương đương với ngôn ngữ gốc.
  • Có những kỹ năng mềm cần thiết. Điều này bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lắng nghe. Khả năng lắng nghe sẽ giúp họ hiểu rõ ý định của người nói và nắm bắt được cảm xúc và tông giọng một cách chính xác. Kỹ năng giao tiếp trôi chảy sẽ giúp họ trao đổi thông tin một cách mạch lạc và đúng trọng tâm cũng như tạo ra sự kết nối giữa mọi người.
  • Sự kiên trì và chăm chỉ là yếu tố then chốt. Luôn luôn cải thiện khả năng ngôn ngữ và kiến thức về xã hội, kinh tế và văn hóa sẽ giúp phiên dịch viên thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Để có một buổi phiên dịch suôn sẻ, họ cần phải tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn tài liệu, từ điển, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mới.
  • Khả năng thuyết trình dưới đám đông. Đây là kỹ năng cần có đối với mỗi người không chỉ riêng đối với ngành phiên dịch. Bởi tính chất của một phiên dịch viên phải dịch và nói trước một đám đông nhất là trong các cuộc họp và hội nghị. Khả năng thuyết trình tự tin là yếu tố giúp một phiên dịch viên thành công và thuận lợi hơn trong công việc.

Vậy muốn trở thành phiên dịch viên học ngành gì? Và liệu không bằng đại học làm phiên dịch viên được không? 

Để theo đuổi sự nghiệp làm phiên dịch viên, bạn có thể chọn học ngành ngôn ngữ tại các trường Đại Học và Cao đẳng trên toàn quốc. Dưới đây là danh sách các trường cung cấp chương trình đào tạo ngôn ngữ chất lượng, uy tín và được công nhận trên phạm vi cả nước:

  • Ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn,… tại Đại học Hà Nội.
  • Ngành ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Hàn,… tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Các nhóm ngành ngôn ngữ Anh, Nhật, Trung, Pháp tại Đại học Ngoại thương Hà Nội.
  •  Ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn,… tại Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế.
  • Ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Nhật,… tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.

Vậy thì không bằng đại học làm phiên dịch viên được không? Nếu bạn không theo học tại các trường đại học cao đẳng về đào tạo ngoại ngữ thì bạn cũng có thể trở thành một phiên dịch viên nếu không có bằng đại học. 

Muốn trở thành phiên dịch viên thì học ngành gì?
Muốn trở thành phiên dịch viên thì học ngành gì?

Thực tế, công việc phiên dịch sẽ gặp khó khăn hơn đối với những cá nhân không có bằng đại học trong lĩnh vực ngôn ngữ hoặc phiên dịch. Bởi vì là do hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên sở hữu bằng đại học, đảm bảo họ có kiến thức cần thiết về ngôn ngữ và kỹ năng liên quan đến công việc. Bằng đại học cung cấp cho cá nhân một nền tảng vững chắc về ngôn ngữ, ngữ pháp, văn hóa và kỹ năng phiên dịch.

 Mặc dù là vậy, trên thị trường việc làm các nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên năng lực làm việc, thái độ và trách nhiệm trong công việc hơn là bằng cấp. Bằng cấp đại học chỉ là một tiêu chí phụ để cạnh tranh trong thị trường việc làm.

Do đó bạn cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày và dưới đây là một số phương pháp bạn cần phải tham khảo để trở thành một phiên dịch viên không cần bằng: 

  • Tự học: Bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến, tài liệu và sách vở, bạn có thể học được ngôn ngữ và kỹ năng phiên dịch.
  • Tham gia các khóa học ngắn hạn: Có nhiều khóa học ngắn hạn về phiên dịch được tổ chức bởi các tổ chức đào tạo và trường đại học.
  • Tích lũy kinh nghiệm: Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm phiên dịch viên tình nguyện hoặc làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ.
  • Chứng minh năng lực: Bằng cách tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ phiên dịch quốc tế, bạn có thể chứng minh được khả năng và năng lực của mình trong lĩnh vực này.

Lương của phiên dịch viên có cao không?

Mức thu nhập của phiên dịch viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của công ty, khả năng làm việc, và phạm vi công việc được giao. Sự phổ biến của ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức thu nhập, với các ngôn ngữ hiếm như tiếng Do Thái hay tiếng Ả Rập thường được trả cao hơn so với các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Thái, hoặc tiếng Trung. Hơn nữa, dịch ở các trung tâm lớn thường có mức lương cao hơn so với những nơi khác.

Thông thường, mức thu nhập ban đầu cho những người mới vào nghề dao động từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng, Và đối với phiên dịch dày dặn kinh nghiệm mức lương trung bình dao động từ 20 – 40 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, dịch hội nghị mức thu nhập dao động từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/giờ. Dịch tài liệu dao động từ 200.000 đến 500.000 VNĐ/trang.

Phiên dịch viên là công việc có thu nhập hấp dẫn
Phiên dịch viên là công việc có thu nhập hấp dẫn

Lời kết

Thông qua những chia sẻ của chúng tôi về công việc phiên dịch, đã giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì? Sở dĩ để trở thành một phiên dịch giỏi yếu tố quan trọng nhất đó là tính chăm chỉ, kiên trì không ngừng rèn luyện.

Ứng tuyển vị trí phiên dịch ngay tại biendichvien.com
Ứng tuyển vị trí phiên dịch ngay tại biendichvien.com

Nếu bạn đang tìm các công việc liên quan đến biên dịch và phiên dịch ở các lĩnh vực khác nhau từ dịch phim, dịch tài liệu, dịch trong các ngành xây dựng. Thì bạn có thể tham khảo trang web biendichvien.com đây là một trong những trang web tìm việc uy tín nhất hiện nay, được các đơn vị công ty doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài, cùng với những người tìm kiếm việc làm thành công thông qua trang web biendichvien.com tin tưởng lựa chọn.

Sự uy tín và an toàn của trang web biendichvien.com đến từ khâu sàng lọc hồ sơ ứng viên và các đơn vị tuyển dụng. Mọi quy trình đều được kiểm tra và xử lý kỹ càng. Thêm vào đó giao diện website giúp các ứng viên dễ dàng truy cập và ứng tuyển việc làm. Nhiều vị trí và đa dạng công việc cũng là một điểm cộng của trang web này giúp ứng viên lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực, mục tiêu và mong muốn của bản thân.

Nguyễn Trung Dũng

Nguyễn Trung Dũng, CEO website biendichvien.com, là một doanh nhân tài năng và sáng tạo. Với bằng cử nhân Khoa học Tự nhiên từ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, anh đã áp dụng kiến thức chuyên môn của mình vào việc phát triển công ty và đưa biendichvien.com trở thành một địa chỉ uy tín, chất lượng cho mọi nhu cầu tìm việc dịch thuật. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: 256 Đ. Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 100000, Việt Nam